Tại Việt Nam, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có 2 loại chính là: Muỗi Aedes aegipti và Aedes albopitus; trong đó muỗi Aedes albopitus thích sống ở bụi cây, đám cỏ vùng nông thôn, ngược lại muỗi Aedes aegipti là loài muỗi sống ở đô thị, phát triển mạnh ở những vùng mới đô thị hóa, thích sống trong nhà, đậu trên mắc quần áo. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là loài muỗi ưa thích hút máu người đây là “món khoái khẩu” không thể thiếu của loại muỗi này, muỗi đốt người vào ban ngày lúc sáng sớm và chập tối, muỗi đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu, loại muỗi này hung hăng, đốt người một cách tàn bạo, không kiêng nể bất cứ ai.
Quý các nhân tập thể cần phun thuốc diệt muỗi tại nhà, Hãy gọi cho chúng tôi ngay hôm nay để được có giá ưu đãi, Phun thuốc diệt muỗi già diệt lăng quăng ngay từ khi mới phát sinh. Rất hân hạnh được phục vụ.
Phương thức lây truyền bệnh SXH
Muỗi cái Aedes bị nhiễm vi rút Dengue khi hút máu người bị bệnh SXH trong giai đoạn cấp tính, tuyến nước bọt của muỗi bị nhiễm vi rút sau thời gian ủ bệnh 8 đến 10 ngày và muỗi sẽ truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Muỗi cái bị nhiễm vi rút Dengue có thể truyền trực tiếp cho thế hệ tiếp theo. Đây là cơ chế quan trọng để duy trì vi rút trong cơ thể muỗi và tiếp tục truyền bệnh.
Muỗi Aedes thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch (nước mưa) trong khu dân cư, muỗi phát triển mạnh vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình hàng tháng trong khoảng 20 độ C. Cả hai loại muỗi Aedes đều có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động của con người, sống chung với con người, nơi sinh sản trong nhà của muỗi là: chum vại sành chứa nước, bể chứa nước trong nhà tắm, bể chứa nước không có nắp đậy, lọ hoa, chậu cây cảnh, chai lọ có nước, khay nước tủ lạnh, dụng cụ chứa nước bằng nhựa và bất cứ dụng cụ chứa nước nào khác có thời gian trữ nước đến 7 ngày.
Khu vực ngoài nhà muỗi sinh sản ở hốc cây, gốc tre nứa, kẽ lá (dừa, bẹ chuối, bẹ khoai môn), chum vại chứa nước, chai lọ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, bát hứng mủ cao su, vỏ dừa và tất cả các dụng cụ chứa nước nhân tạo khác đều là nơi sinh sản của muỗi.
Để phòng bệnh SXH cần huy động cộng đồng tham gia loại trừ các ổ bọ gậy bằng cách làm sạch môi trường, thu gom phế thải, chôn lấp vỏ đồ hộp, các loại rác thải chứa nước, loại bỏ lốp xe hỏng, lấp các hốc cây chứa nước, làm sạch máng nước, đậy kín các dụng cụ chứa nước khi sử dụng.
Diệt lăng quăng:
Dùng hóa chất Temephos (Abate 1%) thả vào nước diệt lăng quăng (bọ gậy).
Dùng cá 7 màu thả vào dụng cụ chứa nước để ăn lăng quăng (bọ gậy).
Dùng tôm chân đốt nhỏ (Mesocyclops) bỏ vào dụng cụ chứa nước để ăn lăng quăng (bọ gậy).
Phòng vệ cá nhân:
Dùng hương xua muỗi.
Dùng bình xịt muỗi.
Vợt diệt muỗi bằng điện.