Cách phòng tránh sốt xuất huyết diễn tiến nặng

7

Làm thế nào phòng ngừa sốt xuất huyết? Có loại thuốc nào uống phòng sốt xuất huyết để nếu mắc bệnh cũng không có nguy cơ biến chứng nặng? (Ngọc Anh)

Trả lời:

Người lớn, trẻ em muốn phòng sốt xuất huyết thì phải phòng tránh muỗi đốt. Vì muỗi là vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc dự phòng hay điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ điều trị theo các triệu chứng. Bệnh nhân sốt thì bác sĩ sẽ cho uống thuốc hạ sốt, có sốt sẽ chống sốc, giảm tiểu cầu đến mức rất thấp có triệu chứng chảy máu có thể truyền tiểu cầu.

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân cần ăn lỏng, dễ tiêu, khẩu vị phù hợp vì sốt xuất huyết có thể khiến bệnh nhân biếng ăn, uống thì lượng dịch bù vào sẽ thiếu, gây nguy hiểm.

Không chỉ phòng sốt xuất huyết, phụ huynh cũng cần lưu ý thêm sốt do những nguyên nhân khác. Với sốt xuất huyết, trong vòng 2 ngày, bé sốt cao không hết thì phụ huynh nên đưa con đi khám. Trường hợp bé sốt, mệt, ho nhiều, cha mẹ nên cho con đi khám sớm hơn chứ cũng không nên đợi đến 2 ngày. Có những bệnh như tụ cầu màng phổi, bệnh nhân được khám sốt ngay ngày đầu tiên và bác sĩ hẹn hai ngày sau khám lại thì tụ cầu đã lan ra do không đáp ứng thuốc, khiến tràn dịch màng phổi. Bác sĩ phải chọc dịch màng phổi, mở màng phổi tối thiểu… Những trẻ vị viêm phế cầu và viêm màng não mủ do phế cầu có tình trạng dày dính rất nhanh sau 1-2 ngày.

Do đó, bác sĩ khuyên với các bệnh khác, nếu trẻ mệt, sốt, ho bất thường, phụ huynh nên đi khám sớm trong ngày đầu tiên vì có thể cha mẹ nghĩ là sốt xuất huyết nhưng lại là bệnh khác, tránh chủ quan.

Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, Covid-19
Dấu hiệu và cách phòng sốt xuất huyết khi vào mùa
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nguồn tin từ VnExpress